In Blog

An toàn thực phẩm là một trong những vấn để được quan tâm khi người tiêu dùng mua sắm thực phẩm. Trong ngành công nghiệm thực phẩm, có một số tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp phải chấp hành để đảm bảo an toàn trong khâu sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Một trong những chứng nhận được chấp nhận rộng rãi là Chứng nhận BRC Food.

brc-1

Chứng nhận BRC là gì?

BRC là hệ thống quốc tế về tiêu chuẩn Quản lý An toàn Thực phẩm. Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (British Retail Consortium – BRC) công bố Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm lần đầu tiên vào năm 1998. Các tiêu chuẩn này được phát triển nhằm giúp ngành công nghiệp thực phẩm tuân theo luật an toàn thực phẩm của Anh Quốc và Châu Âu. Những tiêu chuẩn này cũng nhanh chóng được quốc tế công nhận và trở thành chuẩn mực cho An toàn, chất lượng và trách nhiệm trong sản xuất thực phẩm,

brc-2

Chứng nhận BRC bao gồm những gì?

Chứng nhận BRC quy định 9 mục:

  1. Cam kết từ Quản lý cấp cao

Quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần cam kết thực hiện và cải tiến quy trình an toàn thực phẩm trong sản xuất.

 

  1. Kế hoạch An toàn thực phẩm – HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point – HACCP) luôn sẵn sàng sẽ giúp công ty xác định và quản lý những rủi ro liên quan đến sinh học, hóa học hay vật lý có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

 

  1. Hệ thống quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm

Công ty cần tuân thủ các văn bản và hệ thống quản lý về việc đảm bảo nhân viên được đào tạo bài bản, có đủ kỹ năng trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm an toàn, đáp ứng mong đợi của khách hàng.

 

  1. Quy định về vị trí sản xuất

Địa điểm sản xuất phải phù hợp, sạch sẽ và được quản lý chặt chẽ, bao gồm: điều kiện nhà máy, vệ sinh, thiết bị, kiểm soát côn trùng, kiểm soát dị vật và bảo vệ thực phẩm / an ninh địa điểm.

 

  1. Kiểm soát sản phẩm

Thiết lập các biện pháp kiểm soát sản phẩm như quản lý chất gây dị ứng, ngăn chặn gian lận thực phẩm và quan trọng nhất là thử nghiệm sản phẩm là trước khi phân phối để đảm bảo nguồn sản phẩm đáng tin cậy, an toàn, xác thực.

 

  1. Nhân viên

Các yêu cầu này đảm bảo rằng hệ thống HACCP được đưa vào sản xuất hàng ngày, cùng với các quy trình hiệu quả để bảo đảm chất lượng thành phẩm.

 

  1. Personnel

Liên quan đến quy trình đào tạo nhân viên, quy định về quần áo bảo hộ và thực hành vệ sinh.

 

  1. Khu vực sản xuất có rủi ro cao

Việc xử lý các sản phẩm dễ bị nhiễm mầm bệnh tiềm ẩn cần có các biện pháp kiểm soát bổ sung để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

 

  1. Yêu cầu đối với sản phẩm được mua bán

Được quyền thực hiện các hoạt động bán sản phẩm thực phẩm nhưng cần tuân theo Tiêu chuẩn. Có thể bảo quản sản phẩm tại cơ sở của địa điểm sản xuất, nhưng không được tác động thêm (sản xuất, chế biến, đóng gói) vào sản phẩm đã được chứng nhận.

  • Đăng ký
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.